11b4_khoa44_ykb một thời để nhớ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

11b4_khoa44_ykb một thời để nhớ

11b4 yêu dấu.Tập thể 11b4 mãi là gia đình của tôi.
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Rồi đến môn Văn:

Go down 
Tác giảThông điệp
tuananhb4
Tiến Sĩ
Tiến Sĩ
tuananhb4


Tổng số bài gửi : 87
Join date : 02/10/2011

Rồi đến môn Văn:  Empty
Bài gửiTiêu đề: Rồi đến môn Văn:    Rồi đến môn Văn:  EmptySun Oct 09, 2011 11:00 am

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 có hai đề, thí sinh được chọn một; trong đó, đề I, câu 3 yêu cầu như sau : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhưng có không ít bài đọc xong nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em về những câu thơ:Chó ngộ một đàn /Lưỡi dê dài sắc máu /Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương /Chia lìa đôi ngả.

Xin chép ra đây... 10 đoạn văn “tiêu biểu” nhất:
1. Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”!T iếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!

2. Tuy đọc qua chỉ thấy toàn là hình ảnh của những con vật nhưng cũng gây sốc đối với độc giả.Những đàn chó thì bị sức ép của bom đạn hay mũi giày của Pháp khiến cho chúng thương tích đầy người “lưỡi dài lê sắc máu”. Những con lợn con đang vui đùa bên mẹ, nhưng bỗng chốc lại mồ côi, mẹ mất con, con mất mẹ, từ nay sống hai bên âm dương thế giới.

3. Bọn giặc quá tàn bạo hung dữ cả xúc vật “chó ngộ một đàn” - chúng giết chó bằng thuốc độc, tàn sát chúng thảm hại “lưỡi dài lê sắc máu”. Còn đàn lợn con chưa biết gì thì cướp đi người mẹ của chúng. Thương thay cho đàn lợn con vì phải chia lìa mẹ, âm dương cách biệt đôi ngã.

4. Nhìn những chú chó ngày nào còn quây quần bên chủ được ăn những bữa ăn ngon và cùng quấn quít bên người chủ nó mà giờ đây lại ngộ một đàn. Dường như chúng ta bây giờ có thể tưởng tượng ra được những gương mặt đáng thương, hoảng loạn của những chú chó đó.

5. Bọn giặc còn đàn áp “mẹ con đàn lợn” vào ngõ cụt không còn lối thoát, phải “chia cắt âm dương”, “chia lìa đôi ngả”.

6. Tàn bạo hơn nữa là những đàn chó dễ thương kia, chúng có tội gì đâu mà giờ đây lại “lưỡi dài lê sắc máu”!

7. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu/Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Ba câu thơ trên muốn nói đàn chó chạy hỗn loạn, chạy mệt đến nổi “lưỡi dài lê sắc máu”, cuối cùng kiệt sức ở “ngõ thẳm bờ hoang”!

8. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu. Những chú chó cũng thật tội nghiệp, lưỡi dài lê thê đẫm đầy máu!

9. Khi kéo quân vào thì bọn giặc đã làm cho nhân dân trở nên khổ sở đau thương, ruộng thì khô, nhà thì cháy, chó thì đã chia lìa, lưỡi lê thì đẫm máu của nhân dân!

10. Mẹ con đàn lợn đang sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì bọn giặc kéo đến đã làm thay đổi mọi thứ, mẹ con đàn lợn từ đây mỗi người một ngã, âm dương cách biệt!...
Đọc lại sách Văn học 12, tập I, ai cũng thấy: khi giới thiệu bài thơ “Bên kia sông Đuống”, các tác giả soạn sách giáo khoa đã giải thích khá rõ:

+ Chó ngộ: chó dại

+ Đàn lợn âm dương: tranh lợn làng Hồ có xoáy âm dương xanh đỏ - tượng trưng loại lợn giống tốt, hay ăn chóng lớn. Ngày Tết, người ta treo tranh lợn âm dương để mong chăn nuôi phát đạt!
***
Có thí sinh nhầm lẫn rất sơ đẳng khi viết rằng "Tác phẩm Vi hành ra đời xuất phát từ việc Bác Hồ cải trang đi vi hành khắp 5 châu 4 bể. Tài hóa trang của Bác cao siêu đến mức không ai nhận ra".

Thí sinh khác lại khẳng định: "Tràng giang là bài thơ viết về một vùng đất trù phú, thuyền bè tập nập buôn bán trên sông. Bên bờ sông, nhiều cụ già ngồi thảnh thơi kể chuyện về chiến tích oai hùng của các chiến sỹ quân giải phóng".

Về hoàn cảnh ra đời của "Tuyên ngôn độc lập", một thí sinh "sáng tạo" rằng: "Năm 1945, sau khi từ nước ngoài về Việt Bắc, Bác Hồ nhận thấy điều kiện làm việc và sinh hoạt ở Hà Nội tốt hơn nên đã đề nghị chuyển về Hà Nội làm việc".

Phân tích câu "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" của bài "Tống biệt hành", có thí sinh thốt lên: "Mặt trời chỉ có 1 thôi mà sao lấy đâu ra lắm hoàng hôn đến thế! Chắc tác giả buồn quá nên tưởng tượng ra thêm".

"Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khốn rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đức, em cảm ơn)"

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã man, chúng nó thực sự đàn áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Về Đầu Trang Go down
 
Rồi đến môn Văn:
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
11b4_khoa44_ykb một thời để nhớ :: Truyện Tổng Hợp-
Chuyển đến